Bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Bệnh giang mai được xếp vào một trong những căn bệnh
xã hội có tầm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mắc bệnh. Căn bệnh
được lây nhiễm chủ yếu thông qua con đường tình dục không có biện pháp bảo vệ
an toàn. Ngoài ra bệnh có thể được lây nhiễm thông qua việc dùng chung các vật
dụng cá nhân như quần lót, bàn chải đánh răng, khăn tắm,..đối với chị em đang
mang thai mà mắc phải bệnh giang mai thì có thể truyền bệnh cho con thông qua
đường dây rốn trong quá trình sinh nở. Bệnh giang mai đôi lúc lại phát triển một
cách âm thầm, người bệnh không hề xuất hiện bất kì triệu chứng nào khiến người
bệnh chủ quan khiến bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
Những triệu chứng nhận biết của bệnh giang mai:
Những triệu chứng của bệnh giang mai có thể xuất hiện
và biến mất tùy theo từng giai đoạn, các dấu hiệu bệnh đôi khi có thể khiến bệnh
nhân lầm tưởng sang các bệnh viêm da thông thường, bệnh nhiễm trùng,..Thường
thì bệnh giang mai sẽ được chia ra làm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn đầu tiên:
Trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 3 tháng người bệnh
sẽ có biểu hiện như những vết loét trên bề mặt da được gọi là săng giang mai,
chúng thường tập trung xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc cả ở hậu môn. Những vết
này không hề gây ra cảm giác ngứa hoặc đau, không hề xuất hiện mủ. Dù không hề
điều trị nếu trải qua khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần những vết săng giang
main này sẽ tự động biến mất làm cho người bệnh tưởng rằng mình đã khỏi bệnh.
Đối với giai đoạn này, sự nguy hiểm của nó đối với
người bệnh tương đối ít, nhưng tốc độ lây nhiễm mọi người xung quanh tương đối
cao.
Giai đoạn thứ 2:
Thời kỳ này người bệnh sẽ bị nhiễm trùng máu, lúc
này vi khuẩn bệnh đã bắt đầu xâm nhập vào toàn bộ các cơ quan của cơ thể thông
qua con đường máu, gây ra những tổn thương đáng kể cho người bệnh.
Giai đoạn này thường sẽ được gọi là đào ban, bởi
giang mai bộc phát khắp cơ thể nhất là xuất hiện ở vùng lưng, ngực, bụng và cả
tứ chi đều xuất hiện những vết phát ban có màu đỏ hoặc hơi hồng, chúng cũng
không hề gây đau, rát, không chảy mủ.
Thời gian này người bệnh sẽ có những biểu hiện như:
đau họng, bị sốt, cơ thể mệt mỏi, bị sụt cân, nổi hạch, đau đầu,..đối với một số
trường hợp nguy hiểm sẽ dẫn đến viêm gan, viêm khớp, viêm thận, viêm dây thần
kinh,..
Giai đoạn 3:
Thời kỳ bệnh phát triển âm thầm, tiềm ẩn, không hề
xuất hiện bất kì triệu chứng nào, thường thì giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1
đến 2 năm. Tuy nhiên thời kỳ này tốc độ lây nhiễm khá mạnh mẽ mà người bệnh
không hề hay biết gì.
Giai đoạn cuối:
Thường sẽ bộc phát khoảng 3 đến 15 năm, thường thì
giai đoạn này sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh như mù mắt, bị mất trí nhớ, cơ thể
bị tê liệt,..những tổn thương ở cơ quan nội tạng có thể khiến người bệnh mất đi
tính mạng.
Phương pháp điều trị:
Hiện nay bệnh giang mai thường sẽ được điều trị bằng
thuốc kháng sinh, việc có thể điều trị khỏi hay không phụ thuộc chặt chẽ vào việc
người bệnh có phát hiện bệnh tình kịp thời hay không nếu phát hiện sớm và thực
hiện theo đúng như yêu cầu bác sĩ đặt ra thì bệnh giang mai sẽ nhanh chóng được
điều trị khỏi.
Điều trị bệnh giang mai có thể sử dụng thuốc uống hoặc
thuốc tiêm. Đối với bệnh nhân đang trong giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 thì chỉ cần
một lộ trình điều trị bằng thuốc kháng sinh. Còn đối với 2 giai đoạn còn lại việc
điều trị vô cùng khó khăn, việc điều trị khỏi hay không còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau.
Vì vậy việc quan trọng là mỗi người chúng ta tự ý thức
phòng tránh bị lây nhiễm bệnh bằng việc thực hiện một cuộc sống văn minh, tránh
tiếp xúc với gái mại dâm và sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cũng là cách nhằm giúp việc điều trị sẽ trở
nên dễ dàng hơn.
Báo 24h nói về chất lượng khám dịch vụ tại phòng khám đa khoa Hồng Phong: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/chat-luong-kham-dich-vu-tai-phong-kham-da-khoa-hong-phong-c683a963956.html
Bệnh giang mai là gì? Dấu hiệu và phương pháp điều trị
Reviewed by đfdf
on
tháng 1 14, 2018
Rating: